GIỚI THIỆU VỀ KHOA VĂN HÓA HỌC

bởi quản trị viên | Date: 06-04-2018


1. Vài nét về Quá trình thành lập
  Khoa Văn hóa học (Faculty of Culturology) được thành lập ngày 25/05/2006, theo Quyết định số 112/QĐ-ĐHVH HCM của Hiệu trưởng Trường ĐHVH TP.Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, ngày 5/2/2007, Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định số 674/QĐ-BGDĐT, cho phép Trường Đại học Văn hóa TP.HCM thực hiện nhiệm vụ đào tạo sinh viên hệ chính quy trình độ đại học ngành Văn hóa học từ năm học 2007 – 2008.
Sự ra đời của Khoa Văn hóa học thể hiện bước phát triển quan trọng của Trường Đại học Văn hóa TP.HCM, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cán bộ văn hóa cho cả nước, đặc biệt là ở khu vực phía Nam; phục vụ hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.
2. Chức năng, Nhiệm vụ 
Chức năng:
Khoa Văn hóa học là đơn vị đào tạo chuyên môn theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
Khoa Văn hóa học thực hiện chức năng đào tạo ngành Văn hóa học; tổ chức nghiên cứu khoa học các lĩnh vực về văn hóa; tham mưu cho Ban Giám hiệu về ngành, chuyên ngành đào tạo, phương pháp tổ chức đào tạo, phát triển nghiên cứu khoa học phù hợp với xu thế phát triển của ngành và xã hội. 
Nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì, tổ chức quá trình đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực Văn hóa học có trình độ lý luận, có khả năng tổ chức, quản lý và ứng dụng nghiệp vụ tại các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực văn hóa-thông tin-du lịch. 
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy theo quy định của nhà trường.
- Thực hiện công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, sinh viên.
- Tổ chức và quản lý lao động của giảng viên; quản lý tài sản và trang thiết bị phục vụ giảng dạy của Khoa; thực hiện các chủ trương, chỉ thị của cấp trên theo quy định.
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học như: các đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo, biên soạn tài liệu, giáo trình trong lĩnh vực văn hóa.
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Giao lưu, hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo, các cơ quan tuyển dụng lao động nhằm thực hiện tốt phương châm học đi đôi với hành, tạo cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
3. Kết quả và thành tích đạt được
Hoạt động đào tạo:
- Tính đến năm 2017, Khoa Văn hóa học đã tuyển sinh 11 khóa sinh viên chính quy, với gần 1000 sinh viên trong đó từ khóa 1 đến khóa 7 (số sinh viên) đã tốt nghiệp, bổ sung cho xã hội một lực lượng lao động có phẩm chất, năng lực, trình độ thuộc nhiều lĩnh vực: giảng dạy (đại học, cao đẳng, trung cấp, trường nghiệp vụ, trường nghề…); chuyên viên – cán bộ chuyên trách của các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa - thông tin, du lịch trong và ngoài nước …
- Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo Cử nhân ngành Văn hóa học hệ chính quy theo định hướng ứng dụng; xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo các học phần  trong khối kiến thức chung của nhà Trường thuộc chuyên môn của Khoa.
- Tham gia xây dựng chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Văn hóa học.
Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã thực hiện và hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học: 
- 05 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 
- 01 Giáo trình cấp Bộ và nhiều Giáo trình cấp Trường,
- Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành; tọa đàm, hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
- Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học. Một sinh viên của Khoa đã đoạt giải nhất Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học –EUREKA do Thành đoàn Tp.Hồ Chí Minh tổ chức.
4. Hướng phát triển
- Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo ngành văn hóa học trình độ sau đại học và các trình độ khác theo phương thức chính quy, không chính quy; bồi dưỡng nghiệp vụ theo chỉ tiêu phân bổ của Nhà nước và yêu cầu của xã hội.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về văn hóa phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của Nhà trường. 
- Giao lưu, hợp tác, liên kết nghiên cứu khoa học và đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.
- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học theo quy định của Nhà nước và của Nhà trường.
- Nghiên cứu nhu cầu của xã hội, mở các chuyên ngành đào tạo thích hợp, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho xã hội trong từng thời kỳ.
 
 
 

Từ khóa:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN