bởi quản trị viên | Date: 09-04-2018
Khoa Văn hóa học trường ĐH Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đào tạo ngành Văn hóa học và Việt Nam học với định hướng ứng dụng giúp cho người học mở rộng cơ hội việc làm trên nhiều lĩnh vực như Công nghiệp Văn hóa, marketing hay Tổ chức Sự kiện,...
HỌC VĂN HÓA HỌC
AM HIỂU-TỰ TIN-HỘI NHẬP
Học Văn hóa học- Ở đâu?
Khoa văn hóa học-Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ:
CS1: 51 Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
CS2: 288 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại liên hệ: 028.36208701
Email: vhh@hcmuc.edu.vn
Học Văn hóa học: Chuyên ngành văn hóa Việt Nam và Công nghiệp văn hóa
Học Văn hóa học-Am hiểu
Khối lượng kiến thức toàn khóa ngành Văn hóa học gồm 130 tín chỉ. Trong đó bao gồm 40 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương và 90 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Chương trình học chú trọng định hướng ứng dụng, vận dụng kiến thức, lý thuyết vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua các học phần như: Các vùng văn hóa Việt Nam; Phong tục và lễ hội truyền thống Việt Nam, Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Tổ chức sự kiện, Marketing văn hóa, Công nghiệp văn hóa, Văn hóa giao tiếp, Văn hóa trang phục, Văn hóa ẩm thực, Công nghệp bản quyền, Kinh tế sáng tạo…
Học Văn hóa học- Tự tin
Về kiến thức:
- Người học sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về văn hóa Việt Nam, văn hóa thế giới.
- Có những kiến thức, hiểu biết căn bản về văn hóa tộc người, đặc trưng văn hóa các vùng miền Việt Nam…
- Kiến thức về công nghiệp văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam và thế giới.
Về kỹ năng:
Trong quá trình học, người học sẽ được tiếp xúc với các nền văn hóa, các vùng văn hóa khác nhau qua lý thuyết lẫn thực tiễn, có cơ hội được trải nghiệm các loại hình văn hóa thông qua những chuyến đi thực tế, thực hành môn học, từ đó hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản:
- Kỹ năng nghiên cứu khoa học;
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, đề xuất giải pháp đối với các vấn đề văn hóa;
- Kỹ năng tổ chức, điều hành, quản lý;
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc;
- Kỹ năng giao tiếp xã hội;
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp; đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Học văn hóa học-Hội nhập
Cơ hội nghề nghiệp: định hướng ứng dụng
*Nghiên cứu, giảng dạy: (Nghiên cứu văn hoá tại các viện hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; Giảng dạy văn hoá học, văn hóa Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hoá - thông tin, chính trị - hành chính, các trường nghiệp vụ của các tổ chức chính trị - xã hội (thanh niên, công đoàn, phụ nữ);
*Quản lý nghiệp vụ văn hóa (tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa - thông tin, du lịch (Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng văn hóa Thông tin, Nhà văn hóa…)
*Hoạt động trong lĩnh vực du lịch (quản trị du lịch, hướng dẫn viên du lịch...)
*Hoạt động trong lĩnh vực truyền thông (Đài phát thanh-truyền hình, báo chí, các công ty tổ chức sự kiện… )
*Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa (Nhà xuất bản; Bộ phận quản lý nhân sự, phát triển dự án, marketing văn hóa…)
* Hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa (Điện ảnh, Quảng cáo, Thời trang, Thủ công mỹ nghệ…)